Dich vu bao ve – “Trong thời gian tới, vì lực lượng bảo vệ của chúng ta còn mỏng nhưng với các đoàn thuyền đánh cá lớn mà có được những tàu tuần tra, hộ tống thì ngư dân sẽ yên tâm hơn rất nhiều trong quá trình khai thác hải sản”.
Trong thời gian gần đây, Trung Quốc tiến hành một loạt các hoạt động tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, trong đó có việc phê duyệt thành lập đài phát thanh và truyền hình “Tam Sa” và đài truyền hình vệ tinh “Tam Sa”; cử Biên đội tàu Hải Giám 83 cùng trực thăng Hải giám B-7103 và các tàu Hải Giám 262 và 263 tiến hành tuần tra tại khu vực quần đảo Hoàng Sa, xua đuổi tàu cá Việt Nam (số hiệu QNg96417TS và QNg96382TS) đang hoạt động nghề cá bình thường và hợp pháp tại khu vực này, và mới đây nhất là cử tàu khảo sát khoa học nghề cá Nam Phong đến tiến hành điều tra tài nguyên nghề cá tại vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ông Trần Cao Mưu – Tổng thư ký Trung ương Hội nghề cá Việt Nam (Ảnh: Tuấn Nam)
Dich vu bao ve – Ngày 20/3, Phóng viên báo Giáo dục Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn ông Trần Cao Mưu– Tổng thư ký Trung ương Hội nghề cá Việt Nam về những hành động vừa qua của Trung Quốc tại hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và Biển Đông.
PV: Thưa ông, phản ứng của Trung ương Hội nghề cá Việt Nam trước hành động xua đuổi tàu cá Việt Nam vừa qua của Trung Quốc như thế nào ?
Ông Trần Cao Mưu: Hội Nghề cá Việt Nam kịch liệt phản đối những hành động trên của phía Trung Quốc. Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay và không tái diễn những hành động sai trái trên, không được gây cản trở đến hoạt động sản xuất khai hải sản của ngư dân Việt Nam. Đồng thời yêu cầu phía Trung Quốc dừng ngay các hoạt động, kế hoạch, dự án xâm phạm đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Dich vu bao ve
Hội Nghề cá Việt Nam cũng đề nghị các cơ quan chức năng cần lên tiếng phản đối và có biện pháp thật quyết liệt, hiệu quả nhằm bảo vệ sản xuất, an toàn tính mạng và tài sản cho ngư dân khi đi khai thác trên biển, góp phần gìn giữ an ninh quốc phòng và khẳng định chủ quyền biển đảo Tổ Quốc.
Dich vu bao ve – PV: Website Bộ Công an Trung Quốc ngày 19/3 đưa tin, sau khi phương án cải tổ nội các được Quốc hội Trung Quốc thông qua, Bắc Kinh đã tiến hành cải tổ Cục Hải dương quốc gia, thành lập Cục Cảnh sát biển thống nhất chỉ huy các lực lượng “tuần tra, chấp pháp ở Biển Đông và Biển Hoa Đông” đồng thời rêu rao sẽ “rút kiếm”. Dường như đây là một tín hiệu xấu hơn đối với ngư dân Việt Nam trong thời gian tới?
Ông Trần Cao Mưu: Về mặt tổ chức trên biển thì việc Trung Quốc thành lập Cục Cảnh sát biển là việc của họ. Còn đối với những việc làm Trung Quốc lâu nay như xâm phạm chủ quyền Việt Nam, ngăn cản và đe doạ các tàu cá của Việt Nam đánh bắt cá trong khu vực biển thuộc chủ quyền của mình… đã trở thành những hành động mang tính hệ thống. Chứ không phải khi họ thành lập Cục Cảnh sát biển và rêu rao “rút kiếm” ở Biển Đông mới có nhưng mưu toan, tính toán và ý đồ độc chiếm Biển Đông. Dich vu bao ve
Quân đội Việt Nam tuần tra trên đảo Sinh tồn
Dich vu bao ve – PV: Thưa ông, Việt Nam đã có Cục Kiểm ngư là lực lượng chuyên trách của Nhà nước, chức năng quản lý Nhà nước là bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản. Sau vụ hai tàu cá của Quảng Ngãi bị xua đuổi vừa qua tại quần đảo Hoàng Sa thì trách nhiệm của Cục Kiểm ngư Việt Nam trong việc này thể hiện như thế nào?
Ông Trần Cao Mưu: Cục Kiểm ngư có trách nhiệm bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản. Bên cạnh đó còn các lực lượng khác như Cảnh sát biển và các lực lượng vũ trang khác.
Sau khi xảy ra vụ việc trên, các lực lượng chức năng đều có tiếng nói và hành động để thể hiện sự bảo vệ ngư dân. Nhưng tôi nghĩ chừng đó là chưa đủ và hiệu quả chưa cao cho nên ngư dân cũng mong chờ một sự bảo vệ mạnh mẽ hơn, tốt hơn, trực tiếp hơn trong quá trình khai thác trên biển. Dich vu bao ve
PV: Vừa qua, có ý kiến cho rằng Việt Nam cần có ngay một lực lượng giám sát biển để có thể ngăn chặn âm mưu gặm nhấm, lan rộng vùng hoạt động của các tàu thuyền Trung Quốc. Ông nghĩ sao về ý kiến này?
Ông Trần Cao Mưu: Để có một sức mạnh đảm bảo được chủ quyền của đất nước, đảm bảo được tính an toàn cả về tính mạng và tài sản của ngư dân Việt Nam khi khai thác trên vùng biển chủ quyền của mình thì việc có thành lập một lực lượng có sức mạnh là việc cần phải làm. Còn tổ chức như thế nào để có thể phát huy được sức mạnh thì đó là chiến lược của Nhà nước.
Dich vu bao ve – PV: Thưa ông, trách nhiệm của Trung ương Hội nghề cá trong thời gian tới như thế nào để các ngư dân Việt Nam yên tâm khai thác trên vùng biển thuộc chủ quyền của mình?
Ông Trần Cao Mưu: Cấm biển để phát triển quyền lợi ở vùng biển của mỗi quốc gia là việc nước nào cũng phải làm. Nhưng lợi dụng việc cấm biển, cấm khai thác mà cấm cả vùng biển của nước khác thì đó là một hình thức xâm phạm vùng biển của nước khác.
Trách nhiệm của Hội nghề cá là tuyên truyền cho ngư dân và động viên ngư dân trong quá trình khai thác là phải hiểu rõ thời gian cấm biển. Thứ nhất là vùng biển của chúng ta có quyền khai thác trong thời gian mà chúng ta được khai thác. Thứ hai là các đội, tổ phải có trách nhiệm thông tin, báo cáo đến Trung ương Hội về các vấn đề bị xua đuổi, gây cản trở từ các tàu của Trung Quốc. Thứ ba là để đảm bảo chủ quyền của nhà nước Việt Nam thì phải tuyên bố vô hiệu những lệnh cấm từ Trung Quốc trên vùng biển của mình và có thái độ dứt khoát với phía Trung Quốc để ngư dân khai thác. Dich vu bao ve
Nếu trong quá trình khai thác mà có một sự gây hấn nào đó thì rất cần một lực lượng nào đó ở bên cạnh để bảo vệ cho ngư dân khai thác. Trung Quốc đã làm việc này từ lâu và chúng ta cũng nên làm như thế trên vùng biển của chúng ta.
Dich vu bao ve – Trong thời gian tới, vì lực lượng bảo vệ của chúng ta còn mỏng nhưng với các đoàn thuyền đánh cá lớn mà có được những tàu tuần tra, hộ tống thì ngư dân sẽ yên tâm hơn rất nhiều trong quá trình khai thác hải sản. Đương nhiên sự bảo vệ và hộ tống này không phải là để gây sự và đánh nhau mà mục đích là tăng cường sự bảo vệ, ngăn cản những hành động sai trái từ phía Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam.
Có thể lực của chúng ta còn yếu nhưng sự bảo vệ này là cần thiết bởi việc ngư dân ra đánh cá không chỉ là việc liên quan đến vấn đề kinh tế mà đó còn là một sự khẳng định về chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông cũng như hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Dich vu bao ve
Nguồn : GDVN