Dịch vụ bảo vệ | 15 chuyên cơ tỷ phú thế giới vào Việt Nam cách nào?

Dịch vụ bảo vệ tại sân bay – Số lượng 15 chuyên cơ đậu ở sân bay Đà Nẵng từ 14-17/11 có thể nói là nhiều nhất trong một sự kiện được nhà chức trách cấp phép.

Theo ông Hồ Quốc Cường (Trưởng phòng Vận tải Hàng không thuộc Cục Hàng không Việt Nam (Bộ GTVT) cho hay), chuyên cơ của các tỷ phú đến từ Anh, Ả rập, Hong Kong, Singapore, Philippines, Thái Lan, Indonesia… bay đến Việt Nam thuộc dạng chuyến bay không thường lệ. Để được phép cất/hạ cánh tại sân bay Đà Nẵng, chủ nhân của các chuyên cơ này trước đó đã phải nộp hồ sơ xin phép tại Cục Hàng không Việt Nam, theo quy định tại Thông tư 62 của Bộ GTVT về việc cấp phép bay cho các chuyến bay thực hiện hoạt động bay dân dụng tại Việt Nam.

Ông Cường cho biết, bên xin phép cần phải điền đầy đủ các thông số cần thiết vào tờ đơn được cấp (theo mẫu có sẵn), như giấy chứng nhận đủ điều kiện bay còn hiệu lực; loại tàu bay, đường hàng không, tần suất và giờ khai thác, có chứng chỉ chứng nhận về An toàn an ninh hàng không được Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt…

Khác với chuyến bay thường lệ, các chuyên cơ cá nhân không cần giấy chứng nhận quyền vận chuyển hàng không do nhà chức trách nước sở tại cấp.

Dịch vụ bảo vệ

 Dàn chuyên cơ của các tỷ phú đậu tại sân bay Đà Nẵng từ ngày 14-17/11. Ảnh: Dịch vụ bảo vệ

Sau khi nhận hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam sẽ kiểm tra, xem xét các điều kiện trên có khả thi, có đảm bảo an toàn an ninh không… Trong vòng 7 ngày, cơ quan này sẽ trả lời bên xin cấp phép. Ngoài ra, các chuyên cơ cũng phải đóng đầy đủ các phí dịch vụ liên quan đến điều hành đi/đến, đậu máy bay, phí hỗ trợ Dịch vụ bảo vệ hoạt động bay, soi chiếu an ninh, phí cất/hạ cánh, bơm nhiên liệu, làm vệ sinh… theo quyết định về mức giá, khung giá một số dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành. Ông Cường cho hay có khá nhiều máy bay riêng xin phép cất/hạ cánh tại các sân bay của Việt Nam, nhưng trong một sự kiện mà có tới 15 chuyên cơ cùng đến Đà Nẵng như vừa qua có thể coi là nhiều nhất từ trước đến nay.

Thực tế, cũng đã có trường hợp xin phép bay vào Việt Nam bị từ chối vì những lý do khác nhau, mà chủ yếu là liên quan đến vấn đề an ninh quốc phòng. Trong khi ở các nước phát triển, số lượng máy bay riêng lên tới cả nghìn, thậm chí cả chục nghìn chiếc còn tại Việt Nam mới vỏn vẹn có hai chiếc (của ông chủ các tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai và Hòa Phát) thì sự kiện 15 chuyên cơ của tỷ phú các nước cùng lúc đến Việt Nam gây sốt cũng là điều dễ hiểu.

VTC News

Sưu tầm: BẢO VỆ ĐẤT VIỆT

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận