(Những công ty bảo vệ) – Một câu chuyện có quá nhiều tình tiết ly kỳ, kinh hoàng, thương tâm, đau đớn… đến mức chỉ có thể xảy ra trong phim ảnh, lại có thật ở ngoài đời.
Người chồng đánh chết vợ trong lúc cãi nhau, bế xác vợ bỏ vào bể cá vờ như vợ bị trượt chân chết. 10 ngày sau, người chồng đã thú tội với anh em họ hàng và được tha thứ, không báo công an để ông ta nuôi con. Hơn một năm sau ngày vợ chết, người chồng xé đốt hình vợ, đổ bát nhang, thắp hương rủa vợ không được siêu thoát trước mặt con trai mình. Trong lúc đánh chửi con nhằm bảo vệ cho người phụ nữ khác, ông ta xô chết thêm một người họ hàng…
Người chồng ấy tên Quách Văn Phan, 51 tuổi, ngụ thị xã Sơn Tây, Hà Nội.
Nước mắt muộn màng
Bị cáo khai ở phiên tòa sơ thẩm: “Bị cáo và vợ chung sống với nhau suốt 30 năm nay. Hai vợ chồng đến các lò mổ lấy lòng heo về gia công rồi bán lại. Vợ bị cáo hay ghen…. Sáng 30-6-2011, do không có hàng nên bị cáo và vợ ở nhà dọn chuồng gà. Hai vợ chồng có to tiếng, nói qua nói lại thì bị cáo tát vợ một cái. Vợ bị cáo cầm chổi tre đuổi đánh bị cáo, bị cáo rút thanh gỗ trên giàn trầu phang 3, 4 cái rồi bỏ vào nhà hút thuốc lào. Một lát sau bị cáo đi ra thì thấy vợ bị cáo vẫn nằm sấp, bị cáo sờ tim, sờ mặt mũi không thấy thở nữa. Quá bối rối, bỏ vợ vào hòn non bộ trước nhà, bưng thau thức ăn ra để cạnh bể cá rồi chồng đá gạch lên người giả vờ như vợ dọn bể cá bị đá đè sập chết. Rồi bị cáo giả vờ đi mua ximăng, về đến cổng nhà bị cáo gọi cửa thật to mà không ai trả lời, liền hô hoán lên khi thấy vợ chết. Hàng xóm chạy qua ai cũng tin vợ bị cáo chết do tai nạn. 10 ngày sau khi vợ chết, bị cáo kể sự thật với bà cô ruột. Anh em họ tộc biết đã họp bắt bị cáo viết bản kiểm điểm nhưng không tố cáo mà để bị cáo nuôi hai con…”.
Hai con của bị cáo Quách Văn Phan khóc với bố tại phiên tòa sơ thẩm – Ảnh: công ty bảo vệ.
– “Không đâu chủ tọa ơi, bị cáo thương vợ bị cáo lắm! Nhưng do vợ bị cáo hay ghen, nổi nóng giận dữ nhiều lần lắm rồi! Bị cáo rất thương vợ, quý vợ nên không thể giữ sự thật giết vợ trong lòng. Do hơn một năm sau đó, bị cáo cô đơn quá nên có qua lại với một chị gần nhà thì bị con phản đối. Ngày 9-10-2012, con trai bị cáo đi Hà Nội về, thấy bị cáo đưa bạn gái về nhà chơi thì phản đối, nó thắp hương lên bàn thờ mách mẹ nó là bị cáo không lo cho anh em nó. Bị cáo đã tát nó, bị cáo thật lòng không muốn đánh con nhưng do sự nóng nảy. Con trai bị cáo đã đi gọi 3, 4 người hàng xóm đến khuyên can. Không ngờ trong lúc đuổi đánh con, bị cáo đã xô chú họ làm chú chấn thương sọ não mà chết”.
– “Không, không phải đâu chủ tọa ơi, bị cáo thương vợ thương con thật lòng. Những điều xảy ra luôn nằm ngoài ý muốn của bị cáo. Đúng là có việc bị cáo xé ảnh vợ, đốt ảnh và ném hương trên bàn thờ vợ, cầu cho vợ không siêu thoát được trước mặt con trai, tất cả chỉ vì bị cáo không giữ được bình tĩnh…”.
Sự xót xa in hằn trong từng câu nói của vị chủ tọa phiên tòa: “Không phải không giữ được bình tĩnh mà bị cáo không phải là con người, bị cáo là con gì ấy! Người đầu gối tay ấp với bị cáo, đẻ cho bị cáo hai đứa con đẹp như tranh như vàng thế này, nỡ lòng nào một xác chết mà bị cáo bỏ vào bể, dúi xuống nước rồi đè đá lên. Nỡ lòng nào bị cáo xé đốt ảnh vợ như thế. Xô ông Thanh xong, bị cáo không đưa ông ấy đi cấp cứu mà còn thản nhiên chở bạn gái về, bị cáo có còn là con người hay không?…”. Trước những lời ấy, bị cáo chỉ biết run rẩy trong những tiếng nấc: “Bị cáo biết tội của bị cáo rồi, xin được dung tha, xin những vong hồn đã mất, xin sự tha thứ của hai bên gia đình, xin sự khoan hồng của pháp luật, xin hãy tha thứ cho bị cáo để bị cáo được về với các con”.
Mặc dù hai người con của bị cáo đã cố sức xin tòa tha tội chết cho bố nhưng trước những hành vi mất hết nhân tính của bị cáo, hội đồng xét xử vẫn tuyên bị cáo mức án tử hình về tội giết người, 5 năm tù về tội vô ý làm chết người, mức hình phạt cho cả hai tội là tử hình.
Tình tiết giảm nhẹ cho bố
Phiên tòa phúc thẩm sáng 7-11 diễn ra nhanh. Tòa gọi bị cáo Quách Văn Phan đứng lên và hỏi: “Bị cáo là người đã gây ra cái chết cho hai người. Với hai tội danh này, bị cáo đã bị tuyên mức án cao nhất là tử hình. Nếu không có tình tiết giảm nhẹ nào mới thì hội đồng xét xử khuyên bị cáo nên rút đơn kháng cáo. Vì nếu kháng cáo mà bị bác thì sau này đơn xin ân giảm án tử hình của bị cáo gửi Chủ tịch nước sẽ rất khó xem xét. Ý kiến Phan thế nào?”. Bị cáo đứng im lặng một lúc lâu, rồi vẫn xin tòa xét xử và xin giảm tội cho mình. Hội đồng xét xử lại dành một lúc nữa để khuyên nhủ bị cáo, cho bị cáo hội ý với luật sư xem có tiếp tục kháng cáo nữa không hay rút đơn. Sau một phút hội ý với luật sư, bị cáo vẫn xin tòa tiếp tục xét xử.
Nếu như ở phiên tòa sơ thẩm, bị cáo khóc lóc nhiều, nói nhiều và xin tha tội nhiều bao nhiêu thì phiên phúc thẩm bị cáo lại đứng im lặng bấy nhiêu. Tòa hỏi: “P xin giảm nhẹ hình phạt thì có căn cứ gì, có tình tiết gì mới?”. Bị cáo im lặng, bối rối. Tòa lặp lại câu hỏi đó với con trai bị cáo là anh Q.V.P., ra tòa với tư cách là đại diện bị hại. Anh P. nói: “Tôi xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo vì bị cáo đã bồi thường cho bị hại 300 triệu đồng. Tôi đã viết giấy biên nhận nhận đủ 300 triệu của bị cáo bồi thường”. “Mẹ chết rồi thì bồi thường cho ai, chỗ này nghe không hợp lý. Bố anh đi tù, anh là đại diện bị hại. Giờ chẳng lẽ bản thân anh tự bồi thường cho anh hay sao?” – vị chủ tòa hỏi. Cả phòng xử ồ lên. Anh P. cúi đầu đứng im lặng.
Cả viện kiểm sát và hội đồng xét xử cùng tranh luận với anh P. một lúc về chi tiết tiền bồi thường ấy. Anh P. tỏ vẻ lúng túng, chỉ biết nói đã nhận đủ 300 triệu. Cái biên nhận anh viết đã nhận đủ 300 triệu bị cáo bồi thường cho bị hại ấy là cách mà anh và luật sư đã tự nghĩ ra để mong giảm nhẹ tội cho bố anh. Nhưng ngược lại với nỗ lực ấy của anh, hội đồng xét xử vẫn tuyên y án tử hình với bị cáo vì với hành vi phạm tội của bị cáo thì dù có thêm tình tiết giảm nhẹ cũng không được giảm án.
(Những công ty bảo vệ uy tín)Ngày người chú họ bị bố xô chết, vì phẫn nộ nên anh P. đã làm đơn tố cáo tội ác của bố mình. Cũng vì vậy mà P. bị nhiều người trong họ hàng xa lánh. Dường như hiểu được điều đó nên khi bị công an giải đi, bị cáo quay lại nói với người thân: “Tội anh làm anh chịu, các em hãy cho cháu một con đường để cháu quay về”. Những người em của bị cáo gạt nước mắt nói: “Anh yên tâm, bọn em bao giờ cũng dang rộng vòng tay đón cháu”…
Anh P. đứng vô hồn giữa sân tòa, gạt nước mắt, cùng vợ dìu em gái đang khóc ngất ra về. Từ ngày xảy ra vụ việc, anh em P. ở luôn Hà Nội. Họ không dám về quê. Ngôi nhà bố mẹ họ mới xây xong, với toàn gỗ quý ở làng cổ Đường Lâm, giờ trở thành một ngôi nhà hoang….
Theo Tuổi Trẻ