(Cong ty bao ve) UBND TP HCM vừa ban hành Quy định về quản lý quy hoạch chung đô thị theo đồ án điều chỉnh xây dựng thành phố đến năm 2025. Ngoài khu nội thành cũ rộng 930 ha, Trung tâm tổng hợp chính của thành phố sẽ được mở rộng sang khu Thủ Thiêm (quận 2) có diện tích 737 ha.
>> Lạc tay lái container ủi sập 3 căn nhà tại Thủ Đức TPHCM
Cong ty bao ve – TP.HCM sẽ phát triển theo hướng đa tâm, với trung tâm tổng hợp tại khu vực nội thành cũ và các trung tâm cấp Thành phố tại 4 hướng phát triển. Trong đó hai hướng chính là đông (trục Xa lộ Hà Nội và cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây) và nam ra biển (trục Nguyễn Hữu Thọ); hai hướng phụ là tây – bắc (quốc lộ 22) và tây, tây – nam (trục Nguyễn Văn Linh).
TP HCM sẽ phát triển theo mô hình tập trung – đa cực, trung tâm là khu vực nội thành với bán kính 15km và 4 cực phát triển. Ảnh: Cong ty bao ve cập nhật.
Hệ thống các trung tâm gồm có Trung tâm tổng hợp chính của Thành phố tại khu nội thành cũ trên địa bàn quận 1, 3 và một phần quận 4, Bình Thạnh có quy mô 930 ha, đồng thời mở rộng Trung tâm tổng hợp chính mới sang khu Thủ Thiêm (quận 2 – Cong ty bao ve tai q2) có diện tích 737 ha.
Các trung tâm cấp Thành phố bố trí theo 4 hướng: phía đông tại phường Long Trường (quận 9 – Cong ty bao ve tai q9) giáp với trục cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây; phía nam thuộc khu A của đô thị mới Nam Thành phố; phía bắc thuộc khu đô thị mới Tây – Bắc; phía Tây khu vực giáp quốc lộ 1 thuộc xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh. Các trung tâm khu vực phía bắc tại huyện Hóc Môn và phía nam tại huyện Nhà Bè.
Quy hoạch yêu cầu không phát triển đô thị vùng bảo tồn nghiêm ngặt và vùng phục hồi sinh thái thuộc khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn trong Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, các khu rừng đặc dụng, phòng hộ trên địa bàn các huyện Bình Chánh và Củ Chi.
Thành phố được phân thành 5 vùng phát triển gồm: vùng phát triển đô thị tại 13 quận nội thành hiện hữu và 6 quận mới; Vùng phát triển công nghiệp tại các quận mới và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè; Vùng sinh thái, du lịch dọc theo sông Sài Gòn, Nhà Bè, Đồng Nai, khu sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ… Vùng nông nghiệp kết hợp vành đai sinh thái và các khu dân cư nông thôn tại các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Cần Giờ và vùng bảo tồn thiên nhiên được bảo vệ nghiêm ngặt (cong ty bao ve gồm khu bảo tồn và phục hồi sinh thái trong khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ và rừng đặc dụng phòng hộ tại huyện Củ Chi, Bình Chánh).
Đồ án quy định quản lý dân số toàn TP HCM đến năm 2025 khoảng 10 triệu người (không kể khách vãng lai và tạm trú dưới 6 tháng khoảng 2,5 triệu người). Trong đó dân đô thị là khoảng 9,5 triệu người và nông thôn khoảng 0,5 triệu người. Dân số khu vực nội thành khoảng 7 – 7,4 triệu người; ngoại thành khoảng 2,6 – 3,0 triệu người.