Bị gây gổ, tốt nhất cứ để chúng giết vợ mình? | bảo vệ | bao ve

Một câu hỏi mà nhiều người không khỏi băn khoăn vì nó. (bảo vệ)

Một ngày cuối năm 2012, Nguyễn Thanh Tuấn (23 tuổi, xã Phước Thiền, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) chở vợ và cậu con trai hơn 2 tuổi đi dạo phố và mua điện thoại.

Về gần tới nhà trọ, họ gặp hai thanh niên đi trên cùng một chiếc xe máy đang lạng lách, kè theo một vài cô gái khác đi cùng chiều.

Hai thanh niên gồm Phan Anh Toàn và Nguyễn Hữu Hà không chịu nhường đường, mà đi xe theo kiểu “cà dựt cà tang” vừa đi vừa thắng gấp, lâu lâu lại nẹt pô, lạng lách, chèn ép không cho Tuấn vượt lên. Sau quãng đường khá dài, Tuấn cũng vượt lên đi trước.

Thấy xấu hổ vì bị Tuấn vượt, hai thanh niên rượt đuổi đến đầu hẻm nhà Tuấn, rồi lao vào ẩu đả nhưng Tuấn đánh không lại nên bỏ chạy. Vừa chạy được mấy bước, Tuấn ngoảnh lại và thấy Toàn và Hà đang đánh, đấm túi bụi vợ mình là Nguyễn Thị Thanh Tuyền.

bảo vệ

Bị cáo Tuấn bị còng và xét xử cùng với kẻ gây gổ với mình là Toàn

Tuấn chạy vào một nhà trọ gần đó lấy 2 con dao rồi chạy ra giải cứu cho vợ. Hậu quả là Hà bị đâm chết, Tuấn đưa Tuyền đi khám thì được biết vợ bị sẩy thai.

Vừa qua khi ra tòa, Hội đồng xét xử nhận định: “Khi bị cáo đã bỏ chạy rồi thì có thể xử lý theo cách khác, đằng này bị cáo lại chủ động tìm dao và quay lại để đâm chết người ta. Bị cáo từng có một tiền án chưa được xóa án tích, mà còn gây trọng tội…”.

Kết quả Tuấn phải chịu bản án sau khi kháng cáo là 14 năm tù giam và phải đền bù gần 200 triệu đồng.

Hàng loạt thành viên trên các diễn đàn mạng đều tỏ thái độ bức xúc trước bản án dành cho Tuấn. Nick Tieuthanh_ha: “Ai trong trường hợp đó mà không xử sự như Tuấn, không lẽ chồng không bảo vệ vợ, bảo vệ đứa con chưa kịp ra đời mà bỏ chạy là đúng đạo lý hay sao? Tụi nó đánh chị Hà đến sảy thai sao không tính là giết người?” 

bảo vệ

Nhiều người cảm thấy bản án không được hợp lý

Nick Thanh Hà: “Tòa bảo Khi bị cáo đã bỏ chạy rồi thì có thể xử lý theo cách khác”. Tôi không hiểu xử lý theo cách khác là cách thế nào? Nếu đặt HĐXX trong chính trường hợp đó thì họ phải xử làm sao trong khi vợ mình đang bị đánh?

Còn tiền đền bù 200 triệu thì lương công nhân như gia đình Tuấn thì làm sao kiếm nổi để trả, nhất là Tuấn đã ở tù thì vợ anh phải cày trả nợ? Bản án như vậy chẳng khác nào đẩy một gia đình vào con đường cùng?”.

Nhiều người tỏ ra bất bình khi tự vệ vẫn phải chịu án

Tự vệ chính đáng bị “tội” gì?

Theo Luật sư Nguyễn Văn Hậu – Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP. Hồ Chí Minh cho rằng:

Thứ nhất, trường hợp phòng vệ là chính đáng: Theo pháp luật hình sự hiện hành thì hành vi giết người trong trường hợp phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm. Khoản 1 Điều 15 Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định rõ: “phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm”.

Hành vi được xem là phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Thứ hai, trường hợp phòng vệ nhưng vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng: Điều 15 Bộ luật hình sự quy định rõ “người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự”. Trong đó, hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Về vấn đề này, hiện nay Bộ luật hình sư nước ta tại Điều 96 có quy định người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Trường hợp giết nhiều người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm.

theo Mốt & Cuộc sống

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận